TIN DỰ ÁN

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào

Trên thực tế sổ đỏ, sổ hồng không phải là loại giấy tờ được pháp luật quy định mà đây chỉ là tên gọi do người dân dựa trên màu sắc của mỗi loại giấy để tự đặt ra để nói cho ngắn gọn cũng như để phân biệt giữa các loại giấy chứng nhận.
Cụ thể:
- Sổ đỏ là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, bìa có màu đỏ, với nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất (có thể là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, vườn, ao, đất rừng…) nên mẫu này có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật đất đai 2003: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.

- Sổ hồng là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành, bìa có màu hồng với nội dung là ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nên mẫu có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Theo Điều 11 Luật nhà ở năm 2005, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định sau đây:
a) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
b) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quy định tại khoản này được gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Tuy nhiên, để thống nhất thành một loại Giấy chứng nhận, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó, hai loại Giấy chứng nhận nói trên sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất...
Kế thừa quy định nói trên, Điều 97 Luật Đất đai 2013 cũng quy định: “1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này”.
Như vậy, theo như các quy định vừa trích dẫn ở trên, sổ đỏ hay sổ hồng đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyền sở hữu nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Thực tế hiện nay vẫn đang lưu hành cả 3 loại giấy tờ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cả 3 đều có giá trị pháp lý như nhau.
Read More

Một số lưu ý khi thuê nhà bạn nên biết

Đối với những bạn Tân Sinh Viên ở tỉnh lẻ lần đầu tiên thành phố chắc hẳn sẽ rất bở ngỡ vì mọi thứ đều xa lạ. Vấn đề quan trọng nhất cho những bạn Tân Sinh Viên đó là tìm được nhà trọ, có những bạn may mắn ở chung với gia đình người thân, hoặc ở Ký túc xá và số còn lại phải tự tìm nhà trọ. Những bạn này nhất định không được bỏ qua những điều cần biết khi thuê nhà trọ dưới đây để không bị mắc bẫy “cò” hoặc bị chủ nhà gạt.

1. Xác định khu vực nên thuê

Xem thêm : Những điều cần phải biết trước khi thuê nhà ở Cầu Giấy
Ngay từ lúc nhận giấy báo nhập học, các bạn Tân sinh viên cũng biết được địa chỉ trường mình nằm ở đâu. Đối với một số trường có đến 2,3 cơ sở thì năm thứ nhất sinh viên thường học ở đâu. Tùy thuộc vào địa chủ của trường mà nên thuê phòng trọ khu vực ở đó. Đối với những bạn Tân sinh viên chưa rành đường đi thì tốt nhất nên thuê phòng trọ gần trường hoặc chỉ cách trường 1,2 km để tiết kiệm thời gian cũng như công sức đi lại, vì thông thường các bạn Tân sinh viên sẽ di chuyển bằng xe buýt hoặc xe đạp. Hoặc những bạn thường xuyên đi thư viện hoặc tham gia các câu lạc bộ của trường thì các bạn cũng nên ở gần vì giờ giấc hoạt động của xe buýt cũng có nhiều hạn chế. Nếu nhưng bạn nào còn phân vân không biết nên chọn khu vực nào thì có thể tham khảo Những khu vực nên thuê ở TP HCM sẽ giúp cho bạn có thêm thông tin.
kinh-nghiem-thue-phong-tro-cho-tan-sinh-vien-hinh-anh 3
Hiện nay ở gần các trường Đại học đều có cho thuê phòng trọ hoặc căn hộ chung cư mini phù hợp với sinh viên

Sau khi đã khoanh vùng được khu vực nên thuê, các bạn sẽ tiến hành khảo sát giá cả, các bạn Tân sinh viên phải cảnh giác những chiêu trò lừa đảo khi thuê phòng trọ giá rẻ. Và tiền thuê phòng phụ thuộc vào mức trợ cấp của bố mẹ bạn hàng tháng là bao nhiêu, bởi vì ngoài tiền phòng các bạn còn phải chi trả cho nhiều loại chi phí khác nữa.
Trước khi đến tận nơi, các bạn sinh viên nên tra cứu trên mạng những từ khóa như: phòng trọ giá rẻ cho sinh viên quận X hoặc cho thuê phòng trọ Tp. HCM, tìm phòng trọ Hà Nội… những thông tin hiện ra của một số trang web lớn, uy tín sẽ giúp cho các bạn Tân sinh viên kiếm được nhà dễ dàng hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian và khảo sát được mức giá mặt bằng chung của khu vực đó, để không bị chủ nhà hét giá.
Những bạn Tân sinh viên nào có điều kiện kinh tế hơn có thể thuê căn hộ mini giá rẻ, một căn hộ có thể ở 5-7 người, chi phí cho mỗi người cũng không quá cao. Ưu điểm ở căn hộ chung cư là được tích hợp rất nhiều tiện ích bên trong, tạo thành một vòng tròn khép kín, rất tiện cho cư dân.

2. Tìm hiểu kỹ thông tin và kiểm tra phòng trọ sắp thuê

Để tiết kiệm thời gian các bạn Tân Sinh Viên nên tìm hiểu thông tin về giá cả, thời gian quy định đi về, giá điện nước và những quy định khác của chủ nhà. Nếu như thỏa mãn những điều kiện trên đây thì mới bắt đầu xem phòng và tiếp tục cân nhắc phòng đó có phù hợp với mình không?
Mặt khác, lúc đến xem phòng trọ các bạn nên kiểm tra chất lượng xây dựng của phòng trọ đó như thế nào? Tường có bị nứt hay cũ quá hay không? Nhà vệ sinh có bị hư hỏng gì chưa? Hệ thống điện nước còn sử dụng bình thường không… Nếu như chưa đồng ý chỗ nào thì đề nghị phía chủ nhà sửa chữa lại trước khi dọn vào ở. Nhưng đặc biệt không nên thuê phòng trọ gần những nơi ồn ào như quán nhậu, quán karaoke,… sẽ làm bạn cảm thấy phiền phức, phân tâm. Và cũng không nên thuê những phòng trọ nằm sâu trong hẻm hoặc phải đi qua đường vắng, đất trống hoang vu,… sẽ rất nguy hiểm nếu như các bạn sinh viên làm thêm về trễ, đặc biệt là những bạn nữ.
Khi đến xem nhà các bạn nên khéo léo hỏi thăm người đang ở thông tin của dãy nhà trọ và chủ nhà như thế nào? Đã từng có trường hợp xấu như: đánh nhau hoặc trộm cắp,… hay chưa? Nếu như dãy nhà trọ có nhiều người chuyển đi thì chứng tỏ chủ nhà có vấn đề hoặc chất lượng nhà trọ thấp.

3. Kiểm tra những thông tin trong hợp đồng

Thông thường khi thuê nhà trọ, rất ít người làm hợp đồng. Nhưng làm như vậy sẽ không chắc chắn được quyền lợi cho người thuê, bởi vì chủ nhà có thể đưa ra quyết định “bất chợt” làm cho người thuê không giải quyết kịp. Bạn cũng nên đề cập đến vấn đề đặt cọc tiền thuê phòng trọ trong hợp đồng, trường hợp chuyển nhà trước thời gian quy định thì quy định về số tiền cọc như thế nào? Và thời gian trả tiền phòng là mỗi tháng hay đóng 1 lúc 3 tháng. Tiền phát sinh phí Internet, điện nước,… như thế nào cũng phải ghi cụ thể vào hợp đồng.
Số tiền đặt cọc mặc dù ở mỗi nơi mỗi khác, nhưng thông thường số tiền đặt cọc chỉ 1-2 tháng, nếu gặp những trường hợp đặt cọc quá cao các bạn cũng phải lưu ý. Trước khi vào phòng các bạn cũng nên kiểm tra hiện trạng của những cơ sở vật chất bên trong để đến khi chuyển đi không bị ép đền oan. Vào tháng đầu tiên khi chuyển vào các bạn cần kiểm tra số trên đồng hồ điện và nước, để tránh trường hợp trả tiền điện nước cho người xài trước đó.
Qua bài viết trên đây là một số những lưu ý khi bạn thuê trọ cần tránh. Xem thêm những kiến thức về bất động sản tại : http://thocuhanoi.com/kien-thuc-kinh-nghiem/
Read More

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Ép buộc - Chủ đầu tư không còn trốn tránh về quỹ bảo trì chung cư

UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng có trách nhiệm tham mưu UBND TP ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng hạn kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị về tăng cường hiệu lực trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
UBND TP cho biết, thời gian qua việc triển khai thực hiện quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP chưa thực hiện hiệu quả.
Theo lãnh đạo TP, hầu hết các chủ đầu tư còn chậm tổ chức Hội nghị nhà chung cư để thành lập Ban quản trị (hiện mới thành lập khoảng 40%); tình trạng tranh chấp giữa chủ đầu tư và các chủ sở hữu nhà chung cư về diện tích thuộc phần sở hữu chung (nơi để xe máy, xe đạp,...) diễn ra phổ biến; thu phí dịch vụ trông giữ xe ở một số nhà chung cư chưa đúng quy định của TP.

Đặc biệt, chủ đầu tư còn chậm bàn giao kinh phí bảo trì 2% cho Ban quản trị quản lý; nhiều nhà chung cư còn thiếu chuyên nghiệp, chất lượng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư chưa tốt dẫn đến bất đồng với các chủ sở hữu, người sử dụng ảnh hưởng chung đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội.

Công tác phòng cháy, chữa cháy còn nhiều bất cập, nguy cơ cháy nổ cao việc nhận thức và ý thức chấp hành quy chế quản lý sử dụng nhà chung cửa mọt số chủ đầu tư, chủ sở hữu nhà chung cư còn hạn chế.
Về phía chính quyền, việc xử lý những vấn đề phát sinh trong quả lý, sử dụng nhà chung cư còn chậm, hiệu quả chưa cao, nhiều vụ việc khiếu nại còn để kéo dài chưa giải quyết dứt điểm...

Read More

Có hợp lý khi xây cao ốc 70 tầng ở ga Hà Nội?

Hà Nội vừa đề xuất xây dựng hàng loạt công trình trung tâm tài chính, khu thương mại quốc tế, khu nghỉ dưỡng…, tại khu vực ga Hà Nội cao từ 40 -70 tầng. Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về mục tiêu giãn dân nội đô để giảm ùn tắc giao thông của Hà Nội không thành hiện thực mà chỉ phục vụ cho nhóm lợi ích về bất động sản.

Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, tỷ lệ 1/2.000 vừa được TP Hà Nội có văn bản ký xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan có tổng diện tích đất lập quy hoạch khoảng 98,1 ha; với tổng dân số dự kiến 44.000 người. Trong đó có tái định cư tại chỗ  dân số hiện trạng khoảng 40.300 người.
Trao đổi với PV Tiền Phong, lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội xác nhận bản Đồ án trên do Sở chủ trì lập, dưới sự tư vấn của Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltd. (Nhật Bản). Điều đáng nói, Đồ án đã đưa ra 9 phân vùng chức năng với hàng loạt khu sẽ được xây dựng tại đây như: khu tài chính, khu thương mại quốc tế, khu lối sống mới, khu nghỉ dưỡng đô thị…, với các công trình cao từ 40-70 tầng (chiều cao từ 100-200m).


Xây cao ốc 70 tầng ở ga Hà Nội có hợp lý? - 1
Trả lời câu hỏi của PV về việc Đồ án đề xuất các công trình có chiều cao từ 40- 70 tầng tại khu vực ga Hà Nội và phụ cận liệu có phù hợp với Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011? Ông Lê Vinh, Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội cho hay, việc lập Đồ án này đã được nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng và khoa học. “Quy hoạch chung của Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2011. Do vậy, nếu đề xuất của thành phố có khác so với quy hoạch chung thì Thủ tướng là người quyết định. Thành phố không có sự ưu ái gì trong việc đề xuất xây dựng các công trình cao tầng trong khu vực quy hoạch theo Đồ án này”, ông Lê Vinh nói.

Không thể tiếp tục nhồi cao ốc vào nội đô!
Đề cập về những lo ngại khi xây dựng các công trình có chiều cao từ 40-70 tại khu vực theo Đồ án đề xuất sẽ làm gia tăng dân số, đi ngược mục tiêu giảm dân cư nội đô, giảm ùn tắc giao thông của Hà Nội, lãnh đạo Sở Quy hoạch- Kiến trúc cho biết: “Về dân số khu vực quy hoạch chúng tôi đã tính toán tổng dân số ở đây một cách khoa học nhất. Vì tổng dân số dự kiến 44.000 người nhưng trong đó có tái định cư tại chỗ dân số hiện trạng khoảng 40.300 người rồi. Phần tăng lên này không nhiều, trong khi quỹ đất lập quy hoạch của khu vực này là trên 98 ha”, vị cán bộ này phân tích.

Theo ông Tùng, Đồ án quy hoạch này lý tưởng nhất là đưa ra các phương án giãn người dân sống trong khu vực quy hoạch, để dành đất cho không gian xanh, công trình công cộng vì dân số đang là thách thức của nội đô Hà Nội. “Ùn tắc giao thông, dân số tăng chóng mặt vì nhà cao tầng mọc đầy rẫy trong nội đô là câu chuyện thách thức mà thành phố cần phải giải quyết trong nhiều năm nữa. Do vậy, thành phố phải tập trung nguồn lực vào vấn đề này hơn là đề xuất cho xây dựng thêm nhiều nhà cao tầng trong nội đô”, ông Tùng nhấn mạnh.

Read More

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Những dự án bỏ hoang tại TP Hà Nội sẽ ra sao?

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay, tình trạng hàng loạt các dự án bất động sản, dự án nhà ở được phê duyệt trước khi sáp nhập trên địa bàn các huyện ngoại thành sau gần 10 năm vẫn bỏ hoang tràn lan. Không chỉ ở vùng ven ngoại thành, ngay tại khu vực nội đô, nhiều khu đất có vị trí đắc địa như ví như “đất vàng” được quy hoạch làm dự án nhưng vì nhiều lý do cũng “đắp chiếu” nên “đất vàng” trở thành “đất hoang” hoặc sử dụng kém hiệu quả không đúng mục đích, gây lãng phí, khiến dư luận bức xúc.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa có văn bản gửi Thường trực HĐND TP liên quan đến việc rà soát lại toàn bộ các dự án đã cấp đất cho doanh nghiệp nhưng bỏ hoang nhiều năm.Theo đó, đối với những dự án không triển khai, TP sẽ thực hiện thu hồi lại đất các dự án này để sử dụng vào mục đích khác theo quy định, tránh lãng phí nguồn tài nguyên.
dự án bỏ hoang, khu đô thị mới, khu đô thị bỏ hoang, thu hồi dự án, thu hồi đất, thanh tra đất đai, thanh tra dự án, quy hoạch đô thị
Những dãy biệt thự, nhà liền kề bị bỏ hoang nhiều năm nay tại khu đô thị Kim Chung-Di Trạch (huyện Hoài Đức – Hà Nội).
UBND TP đã có kế hoạch chỉ đạo giao trách nhiệm cho các sở ngành trong đó Sở TN&MT làm đầu mối rà soát và kiểm tra đối với tất cả các dự án dạng này. Hiện nay đã thành lập 5 tổ kiểm tra liên ngành gồm 5 đồng chí lãnh đạo Sở làm tổ trưởng.
“Tổ liên ngành của TP hiện đang tiến hành triển khai để rà soát thống kê sau đó sẽ có rà soát phân loại. Trường hợp nào cần phải thanh tra thì thanh tra. Trường hợp nào nặng vi phạm tùy từng mức độ khác nhau sẽ xử lý” – vị Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho hay.
Theo ông Nghĩa, trước đây quy hoạch chung và quy hoạch phân khu của Thủ đô còn chưa xong, phê duyệt chưa rõ nhưng hiện nay đã rõ nét. Khu vực nào đã đủ điều kiện để triển khai yêu cầu các nhà đầu tư thực hiện. Quá trình tổ liên ngành kiểm tra rà soát nếu chủ đầu tư không triển khai thì phải xử lý.
“Thời gian tới TP sẽ có những chế tài mạnh hơn để xử lý vấn đề này” – vị lãnh đạo Sở TN&MT khẳng định. Dự kiến đến 30/9 sẽ báo cáo đợt 1.
Read More

Shophouse Mon Bay cơ hội đầu tư lớn!

Vị trí đắc địa, thiết kế thông minh, số lượng có hạn là những ưu thế khiến nhà phố thương mại Mon Bay thu hút nhà đầu tư.

Vị trí đắc địa
Khu nhà phố thương mại tại Mon Bay nằm dọc theo con đường bao biển Trần Quốc Nghiễn - một trong những cung đường đẹp nhất TP Hạ Long, kết nối trực tiếp với các cơ quan hành chính lớn, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại lớn.
Với vị trí này, dự án có phong thủy đẹp, lưng tựa núi, mặt hướng biển. Đối diện với khu nhà phố là quảng trường 30/10, nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện văn hóa du lịch lớn của tỉnh.
Trong 6 tháng đầu năm, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 5,8 triệu lượt, trong đó chủ yếu là Hạ Long, tăng đến 9% so với cùng kì năm ngoái. Bên cạnh đó, tuyến đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2018 cũng rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hạ Long xuống còn hơn một giờ.
 Xem thêm  thiết kế nội thất nhà đẹp tại : http://noithatdep.co
Đây là điều kiện thuận tiện cho chủ sở hữu nhà phố thương mại ở Mon Bay, vừa để an cư, vừa kết hợp kinh doanh sinh lời nhờ tận dụng được lượng khách du lịch lớn.
co-hoi-dau-tu-nha-pho-thuong-mai-tai-quang-ninh-1
Thiết kế thông minh
Khu nhà phố thương mại Mon Bay có thiết kế hiện đại theo phong cách Pháp, xen lẫn nét kiến trúc Á Đông. Tại đây, cư dân cũng như du khách có thể tản bộ trên những lối đi rộng rãi rợp bóng cây xanh, tham quan những cửa hàng sầm uất.
Đa dạng tiện ích
Nhằm phát huy tối đa lợi thế thương mại từ vị trí của dự án, khu nhà phố được quy hoạch bài bản và khoa học, giúp gia chủ vừa có thể kinh doanh vừa tận hưởng cuộc sống. Ngoài ra, từ vị trí thuận tiện của khu nhà phố thương mại, cư dân Mon Bay dễ dàng trải nghiệm được mọi nhu cầu đa dạng, từ làm việc, học hành, đến vui chơi, giải trí.
co-hoi-dau-tu-nha-pho-thuong-mai-tai-quang-ninh-3
Nhiều chính sách ưu đãi
Chủ đầu tư HDMon áp dụng nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mua nhà tại khu nhà phố thương mại.
Khách hàng mua nhà ở dãy D có nhu cầu vay vốn ngân hàng sẽ được hưởng gói ưu đãi lãi suất 0% cho tối đa 50% tổng giá trị căn nhà (đã bao gồm VAT). Người mua nhà tại dự án không sử dụng gói hỗ trợ vay vốn ngân hàng được hưởng chiết khấu 2,5% giảm trực tiếp vào giá bản trên tổng giá trị căn nhà (chưa bao gồm VAT).
co-hoi-dau-tu-nha-pho-thuong-mai-tai-quang-ninh-4

Read More

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

"Đất vàng" đang trong tình trạng sử dụng không đúng mục đích?

Thực tế hiện nay, nhiều khu đất tại Hà Nội có vị trí đắc địa như “đất vàng” được quy hoạch làm dự án nhưng vì nhiều lý do đã sử dụng không đúng mục đích, gây lãng phí, khiến dư luận bức xúc.

Mỗi quốc gia có thể xác định quyền sử dụng đất khác nhau. Với Việt Nam, trong các Hiến pháp năm1945, 1959, 1980, 1992 và gần đây nhất là Hiến pháp năm 2013 đều xác định rõ: Đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân khi được giao đất được pháp luật bảo hộ. Việc khai thác đầu tư xây dựng không phụ thuộc vào ý muốn của chủ sử dụng đất, mà do pháp luật sử dụng đất và định hướng phát triển không gian kiến trúc QH quyết định.


Hà Nội là đô thị lịch sử đã có quá trình phát triển hơn nghìn năm. Trong cả quá trình, dù ở bất kỳ giai đoạn nào thì QH xây đựng luôn được định hướng là công cụ quản lý.

Trong giai đoạn Pháp thuộc với 2 lần QH chung, Hà Nội đã được QH mở rộng, điều chỉnh chức năng sử dụng đất. Từ đó, đã có sự phân hóa về lợi ích từ sử dụng đất.
Sau Cách mạng Tháng Tám, chỉ từ sau hòa bình lập lại 1954 đến nay, Hà Nội đã có 7 lần QH chung được phê duyệt, đó là QH 1962, 1974, 1976, 1981, 1992, 1998 và gần đây là QH chung xây dựng đến năm 2030 tầm nhìn 2050 được phê duyệt tại Quyết định 1259/ QĐ/TTG ngày 26/7/2011.
Nhìn vào nội đô hiện nay , nhiều khu đất khi chuyển mục đích sự dụng để phát huy giá trị “đất vàng” do thiếu quản lý tiến độ xây dựng, chưa có sự hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và cộng đồng dân cư, nên “đất vàng” đã trở thành “đất hoang” hoặc sử dụng kém hiệu quả. Đây là vấn đề nên quan tâm, giám sát chặt chẽ và có giải pháp xử lý quyết liệt.

Ở đây, vấn đề có tầm vĩ mô là quản lý ra sao để khai thác có hiệu quả cả quỹ đất trong nội đô. Từ quy chế quản lý QH kinh tế từng khu vực đã ban hành cần phổ biến rộng rãi để người dân, chủ sử dụng đất có thông tin chính xác để tự đề ra giải pháp sử dụng có hiệu quả đất đai đã được Nhà nước giao. Trong đó có những khu “đất vàng” đang rất nóng là việc di dời các chức năng sử dụng không phù hợp với QH. Thành phố đã triển khai và quan tâm việc này. Đã có nhiều dự án đóng góp hiệu quả cho diện mạo của TP như di dời nhà máy gạch Cát Linh để xây dựng khách sạn Horison, di dời nhà máy Trần Hưng Đạo để xây dựng tổ hợp Vincom cuối phố Bà Triệu, hay chuyển bãi đỗ xe đầu đường Thanh Niên để xây dựng khách sạn Sofitel… Có thể kể ra nhiều nữa, song cũng có những dự án đã triển khai hàng chục năm nay nhưng di dời xong, nay vẫn là “đất hoang”. Ví dụ như khu đất nhà máy rượu Hà Nội. Sắp tới sẽ còn nhiều khu đất được chuyển đổi chức năng rất cần Nhà nước có cơ chế để TP được quyền chủ động quản lý.
Read More

Khuyết điểm, vi phạm trong triển khai các dự án BOT giao thông hiện nay

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) trong lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).


Trong kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ 5 khuyết điểm, vi phạm khi triển khai các dự án BOT:
Thứ nhất, chưa thực hiện đúng quy định về việc xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu thư theo hình thức đối tác công tư; việc công bố sau khi phê duyệt danh mục dự án, không đúng thời điểm tháng 1 hàng năm là thiếu chặt chẽ và ảnh hưởng không tốt đến kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

Thứ hai, quyết định chủ trương đầu tư một số dự án còn bất hợp lý trong cân đối tổng thể và quy hoạch; phê duyệt một số nội dung đầu tư, tổng mức đầu tư chưa đúng quy định, còn một số khoản sai lệch.
Thứ ba, lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết và giám sát thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn thiếu chặt chẽ; nhà đầu tư đã lập, duyệt không đúng nhiều khối lượng, định mức, đơn giá trong dự toán công trình.
Thứ tư, việc thanh quyết toán xác định giá trị công trình dự án còn bất hợp lý, hầu hết các công trình dự án hoàn thành giai đoạn xây dựng đã đưa vào khai thác, thu phí đều chậm và chưa quyết toán được theo đúng thời gian hợp đồng.


Thứ năm, kết quả huy động vốn thực hiện các dự án BT, BOT không đạt mục tiêu đa dạng các nguồn vốn, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư; xác định phương án tài chính thiếu chính xác, nhất là phương án thu phí giao thông.
Để khắc phục các sai phạm khi đầu tư BOT, Thanh tra Chính phủ kiến nghị cần phải bổ sung quy định chặt chẽ về lựa chọn nhà đầu tư phải thông qua đấu thầu; những dự án chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký phải xem xét lại tính khả thi của dự án trong việc quyết định chủ trương đầu tư.
Quy định rõ nguyên tắc, trách nhiệm trong việc đàm phán ký kết hợp đồng dự án, trong việc giám sát thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc biệt việc quản lý chất lượng công trình và tổng giá trị đầu tư, giá thu phí và thời gian thu phí phải thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán như công trình sử dụng vốn ngân sách….

Tìm hiểu thêm những tin tức về các dự án bất động sản trong nước tham khảo thêm tại http://nhalienke.co/ để có cho mình những kiến thức tốt nhất về bất động sản!
Read More

© Mua bán căn hộ tìm kiếm thông tin nhanh chính xác, - HOMDY.COM.|Mua bán căn hộ